Lô A, Moscow Tower, Kp.2, P.Tân Thới Nhất, Q.12, HCM, QUẬN 12, TP Hồ Chí Minh
Võ Liên Chu
Giới thiệu
TB+
Lô A, Moscow Tower, Kp.2, P.Tân Thới Nhất, Q.12, HCM, QUẬN 12, TP Hồ Chí Minh
Lô A, Moscow Tower, Kp.2, P.Tân Thới Nhất, Q.12, HCM, QUẬN 12, TP Hồ Chí Minh
Võ Liên Chu
🌏 1 tháng 4 ngày
🏸🏸CẦU LÔNG VÀ CHẤN THƯƠNG💥💥
*Chuyên mục Kiến thức Y học Thể Thao - kỳ 3
Cầu lông là môn thể thao phổ biến rộng rãi, được yêu thích tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới với 220 triệu người tham gia. Cầu lông bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Năm 1873, tại vùng Badminton của Anh, poona được điều chỉnh và giới thiệu đến giới quý tộc, sau đó chính thức có tên “badminton” và nhanh chóng lan rộng.
Với hình thức đánh đơn hoặc đánh đôi. Giống như các môn thể thao dùng vợt khác (tennis, bóng quần,…) cầu lông đòi hỏi người chơi thực hiện các động tác như bật nhảy, chạy, đổi hướng, di chuyển qua lại, hạ thấp trọng tâm, và các chuyển động nhanh của tay tạo nên các cú đánh (stroke), đập cầu (smash) từ rất nhiều tư thế khác nhau. Sự phối hợp vận động giữa chi trên, thân mình và chi dưới tạo nên đặc điểm chấn thương riêng biệt và trải rộng cho bộ môn này. Với các chấn thương do quá tải, chấn thương tái phát thường gặp ở chi trên như vai, khuỷu, cổ tay và vùng thân mình. Các chấn thương cấp tính lại thường gặp hơn ở chi dưới:
💥 Vai: với cấu trúc phức tạp của xương và dây chằng cùng sự tinh vi của hệ thống gân chóp xoay, cho phép khớp vai có những chuyển động linh hoạt và mạnh mẽ với biên độ lớn. Tuy nhiên sẽ dễ dàng gặp chấn thương nếu các chuyển động này không cân bằng với độ vững của khớp. Có thể kể đến như hội chứng bắt chẹn, viêm rách cơ chóp xoay, viêm thoái hóa khớp ổ chảo cánh tay và/hoặc khớp cùng đòn, thoái hóa hoặc rách sụn viền vai,…
💥 Khuỷu: các nhóm cơ bật duỗi cổ tay tập trung bám vào vùng mỏm trên lồi cầu ngoài, mỏm trên lồi cầu trong dễ bị viêm rách với các động tác quá mức, sai kỹ thuật lặp đi lặp lại.
💥 Cổ - bàn tay: bật duỗi cổ tay quá mức lặp đi lặp lại cũng gây tổn thương dây chằng, bong gân, căng cơ cổ tay, viêm gân dạng duỗi ngón một (De Quervain Syndrome), hay tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC),…
💥 Lưng và thân mình: các động tác với tay, vươn người, cúi người thấp, xoay vặn lưng quá mức và kéo dài dẫn tới tổn thương các nhóm cơ như cơ thẳng bụng, cơ vuông thắt lưng, các cơ dựng sống và gây áp lực lên cột sống. Về lâu dài có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như trượt đốt sống, hủy eo cung sau, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp bản lề cột sống.
💥 Chi dưới: các chuyển động nhanh sang bên, dừng và đổi hướng đột ngột, rướn, bật nhảy lặp đi lặp để đáp ứng với chuyển động liên tục thay đổi của cầu, đặc biệt nếu vđv ít quan tâm rèn luyện sức mạnh và độ dẻo chi dưới sẽ đối mặt nguy cơ cao gặp những chấn thương nghiêm trọng như: tổn thương sụn và dây chằng gối, chấn thương khớp háng, tổn thương dây chằng cổ chân,…
Tuy không phải là môn thể thao va chạm, cầu lông lại có phổ chấn thương rộng, phức tạp do sự phối hợp chuyển động của cả chi trên, chi dưới và thân mình. Thời lượng và cường độ trận đấu không cố định khiến bộ môn này không chỉ cần sức mạnh, kỹ thuật, tốc độ mà cần cả sức bền và sự linh hoạt. Để phòng tránh chấn thương, người chơi cần có những bài tập bài bản để rèn luyện các yếu tố trên, khởi động kỹ lưỡng và làm nguội sau thi đấu. 🏋️♀️🏋️♀️
👨⚕️🦽🩻Khi bị chấn thương, người chơi cần được sơ cứu sớm bằng việc chườm lạnh và kê cao chi. Với chấn thương nhẹ cần giảm cường độ vận động với chi thể bị thương và tập luyện phục hồi dần khi tình trạng viêm qua đi. Với chấn thương nặng hoặc tình trạng dai dẳng, cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa chấn thương - y học thể thao để kịp thời đánh giá và điều trị.
#yhocthethao #chanthuong #caulong
Cre; BS Nhựt Minh
... Xem thêm
*Chuyên mục Kiến thức Y học Thể Thao - kỳ 3
Cầu lông là môn thể thao phổ biến rộng rãi, được yêu thích tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới với 220 triệu người tham gia. Cầu lông bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Năm 1873, tại vùng Badminton của Anh, poona được điều chỉnh và giới thiệu đến giới quý tộc, sau đó chính thức có tên “badminton” và nhanh chóng lan rộng.
Với hình thức đánh đơn hoặc đánh đôi. Giống như các môn thể thao dùng vợt khác (tennis, bóng quần,…) cầu lông đòi hỏi người chơi thực hiện các động tác như bật nhảy, chạy, đổi hướng, di chuyển qua lại, hạ thấp trọng tâm, và các chuyển động nhanh của tay tạo nên các cú đánh (stroke), đập cầu (smash) từ rất nhiều tư thế khác nhau. Sự phối hợp vận động giữa chi trên, thân mình và chi dưới tạo nên đặc điểm chấn thương riêng biệt và trải rộng cho bộ môn này. Với các chấn thương do quá tải, chấn thương tái phát thường gặp ở chi trên như vai, khuỷu, cổ tay và vùng thân mình. Các chấn thương cấp tính lại thường gặp hơn ở chi dưới:
💥 Vai: với cấu trúc phức tạp của xương và dây chằng cùng sự tinh vi của hệ thống gân chóp xoay, cho phép khớp vai có những chuyển động linh hoạt và mạnh mẽ với biên độ lớn. Tuy nhiên sẽ dễ dàng gặp chấn thương nếu các chuyển động này không cân bằng với độ vững của khớp. Có thể kể đến như hội chứng bắt chẹn, viêm rách cơ chóp xoay, viêm thoái hóa khớp ổ chảo cánh tay và/hoặc khớp cùng đòn, thoái hóa hoặc rách sụn viền vai,…
💥 Khuỷu: các nhóm cơ bật duỗi cổ tay tập trung bám vào vùng mỏm trên lồi cầu ngoài, mỏm trên lồi cầu trong dễ bị viêm rách với các động tác quá mức, sai kỹ thuật lặp đi lặp lại.
💥 Cổ - bàn tay: bật duỗi cổ tay quá mức lặp đi lặp lại cũng gây tổn thương dây chằng, bong gân, căng cơ cổ tay, viêm gân dạng duỗi ngón một (De Quervain Syndrome), hay tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC),…
💥 Lưng và thân mình: các động tác với tay, vươn người, cúi người thấp, xoay vặn lưng quá mức và kéo dài dẫn tới tổn thương các nhóm cơ như cơ thẳng bụng, cơ vuông thắt lưng, các cơ dựng sống và gây áp lực lên cột sống. Về lâu dài có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn như trượt đốt sống, hủy eo cung sau, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp bản lề cột sống.
💥 Chi dưới: các chuyển động nhanh sang bên, dừng và đổi hướng đột ngột, rướn, bật nhảy lặp đi lặp để đáp ứng với chuyển động liên tục thay đổi của cầu, đặc biệt nếu vđv ít quan tâm rèn luyện sức mạnh và độ dẻo chi dưới sẽ đối mặt nguy cơ cao gặp những chấn thương nghiêm trọng như: tổn thương sụn và dây chằng gối, chấn thương khớp háng, tổn thương dây chằng cổ chân,…
Tuy không phải là môn thể thao va chạm, cầu lông lại có phổ chấn thương rộng, phức tạp do sự phối hợp chuyển động của cả chi trên, chi dưới và thân mình. Thời lượng và cường độ trận đấu không cố định khiến bộ môn này không chỉ cần sức mạnh, kỹ thuật, tốc độ mà cần cả sức bền và sự linh hoạt. Để phòng tránh chấn thương, người chơi cần có những bài tập bài bản để rèn luyện các yếu tố trên, khởi động kỹ lưỡng và làm nguội sau thi đấu. 🏋️♀️🏋️♀️
👨⚕️🦽🩻Khi bị chấn thương, người chơi cần được sơ cứu sớm bằng việc chườm lạnh và kê cao chi. Với chấn thương nhẹ cần giảm cường độ vận động với chi thể bị thương và tập luyện phục hồi dần khi tình trạng viêm qua đi. Với chấn thương nặng hoặc tình trạng dai dẳng, cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa chấn thương - y học thể thao để kịp thời đánh giá và điều trị.
#yhocthethao #chanthuong #caulong
Cre; BS Nhựt Minh
... Xem thêm