NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI CHƠI CẦU LÔNG Ở THỂ LOẠI ĐÁNH ĐÔI
Đăng bởi: THÍCH Cầu Lông | 14/05/2024 | 384 lượt xemXem nhanh
1/ THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH CÚ CHÉO SÂN2/ QUÁ THỤ ĐỘNG TRÊN SÂN3/ GIAO CẦU KÉM4/ THÍCH ĐẬP CẦU TRONG TƯ THẾ KHÓ5/ BỘ PHÁP DI CHUYỂN TRÊN SÂN KÉM6/ THÍCH … QUAY ĐẦU NHÌN RA PHÍA SAU7/ NÂNG CẦU BỔNG QUÁ NHIỀU8/ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC BÌNH TĨNH TRÊN SÂN1/ THƯỜNG XUYÊN ĐÁNH CÚ CHÉO SÂN
Đánh cầu chéo sân có khi là một ý tưởng hay, nhưng cũng có khi là một ý tưởng tồi! Tại sao?
– Nếu bạn đánh quá nhiều cú chéo sân, đối phương nhất định sẽ có lúc “bắt bài” và chờ sẵn ở vị trí thuận lợi nhất để đón đánh đường cầu từ bạn.
– Vì trái cầu phải di chuyển qua một “lộ trình” dài hơn, nên ở cuối hành trình của mình trái cầu đã đi chậm lại, ít lực. Điều đó lại càng tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương đánh trả ít mắc sai sót.
2/ QUÁ THỤ ĐỘNG TRÊN SÂN
Thực ra, dù không có cầu để đánh, nhưng hành động “đứng yên” à thói quen rất dở trong đánh đôi.
Càng “đứng yên” lâu, sức ì của cơ thể càng lớn. Do vậy, cho dù bạn chưa có cơ hội tham gia vào các đường cầu, hãy cứ di chuyển nhịp nhàng (lên xuống, sang phải sang trái) theo từng cú đánh của bạn đồng đội (như các cầu thủ đá banh di chuyển không bóng đó mà), mắt luôn dõi sang phần sân đối phương. Nhờ vậy, khi cơ hội đến bạn nhất định sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn đồng đội vì bạn luôn trong tư thế sẵn sàng.
3/ GIAO CẦU KÉM
Trong thể loại đánh đôi, giao cầu có vai trò cực kỳ quan trọng (nhất là cú giao cầu ngắn).
Thể loại đánh đôi lấy tấn công làm chủ đạo.Đối phương sẽ luôn luôn tìm cách đặt bạn dưới áp lực bị tấn công, bị dồn ép, thậm chí sẽ tấn công ngay từ cú giao cầu của bạn.
Nếu bạn giao cầu kém (ra ngoài hay vướng lưới) bạn đã “tặng” cho đối phương một điểm. Nếu bạn giao cầu vào sân, nhưng “ngon ăn” cho đối phương quá, bạn cũng có thể “tặng” cho đối phương một điểm vì cú đập cầu không thể chống đỡ của họ.
4/ THÍCH ĐẬP CẦU TRONG TƯ THẾ KHÓ
Khi bạn đang ở tư thế khó, mất thăng bằng, bạn muốn tự “giải thoát” mình bằng một cú đập ăn điểm. Ý tưởng thì có vẻ hay, nhưng trong thực tế đó có thể là một lựa chọn kém.
Khi bạn đang ở một tư thế khó, bạn không thể phát huy hết sức mạnh cũng như kỹ thuật của mình. Không có gì bảo đảm cú đập cầu của bạn “làm chết” đối phương. Có khi, đó lại là cơ hội “tự sát” cho bạn hay bạn trao thế chủ động tấn công lại cho đối phương, do cú đập quá yếu của mình!
Trong trường hợp này, tránh lỗi đánh “tự sát” là điều quan trọng hơn cả. Cần cố gắng trả cầu sang phần sân đối phương sao cho an toàn nhất, rồi “kéo nhau” vào loạt cầu qua lại, chờ cơ hội dứt điểm mới.
5/ BỘ PHÁP DI CHUYỂN TRÊN SÂN KÉM
Bộ pháp di chuyển kém khiến bạn thường xuyên chậm chạp (không di chuyển kịp đón đường cầu), mau mệt (do di chuyển “phung phí” sức lực), dễ mất thăng bằng (hay bị té, dẫn đến những chấn thương) dễ va chạm với bạn đồng đội (không phối hợp hỗ trợ được cho nhau lại còn để lộ những khoảng trống trên sân).
Hãy chịu khó tìm hiểu về bộ pháp di chuyển, và … tập dần. Không có cách nào khác!
6/ THÍCH … QUAY ĐẦU NHÌN RA PHÍA SAU
Nhiều người mới biết chơi cầu lông có thói quen rất nguy hiểm là xoay đầu nhìn ra sau xem bạn mình … đánh ra sao! Bạn hãy nhìn những vận động viên chuyên nghiệp xem có bao giờ họ làm như vậy không. Rất, rất hiếm khi, nếu không muốn nói là không bao giờ!
Thể loại đánh đôi đòi hỏi tốc độ chơi rất nhanh. Do vậy, bạn chỉ có thể dành thời gian ngắn ngủi quý báu của mình (giữa các lần đánh) để “nhìn” đối phương mà thôi (vị trí đánh, cách đánh, hướng đánh, sự chạy sân, …). Còn bạn đồng đội mình đánh ra sao, phần lớn bạn nên học cách “cảm thấy” chứ đừng đòi hỏi phải “nhìn thấy”. Tại sao?
ĐỪNG BAO GIỜ QUAY RA SAU KHI BẠN ĐỒNG ĐỘI MÌNH ĐANG ĐÁNH CẦU.
7/ NÂNG CẦU BỔNG QUÁ NHIỀU
Muốn thắng được đối phương, nói chung, bạn phải thường xuyên đánh cho trái cầu đi xuống (đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới, …). Do vậy, đường cầu bổng chỉ nên dành cho khi bạn đang thất thế, cần có nhiều thời gian để trở về vị trí chuẩn bị trên sân. Trong trường hợp này bạn nên cố gắng đánh trả cầu càng bổng, càng sâu càng tốt, sau đó nhanh chóng trở về vị trí chuẩn bị để đón cú đánh tiếp theo của đối thủ.
8/ KHÔNG GIỮ ĐƯỢC BÌNH TĨNH TRÊN SÂN
Thể loại đánh đôi cần sự hòa hợp trong lối chơi và tinh thần của cả hai người. Lỗi lầm của người chơi này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người chơi kia, nhất là khi đồng đội đánh hỏng.
Nếu bạn mình đang đánh hỏng nhiều quá, đặc biệt những đường cầu dễ, bạn đừng bao giờ gắt gỏng, chê bai hay tỏ thái độ không đồng tình ra mặt. Việc đó chỉ làm đồng đội mình “nản” tinh thần hơn, và “buông” luôn trận đấu. Tốt hơn, hãy nhắc nhở nhẹ nhàng với thái độ tôn trọng và gắng sức mình hơn để hỗ trợ đồng đội vượt qua thời điểm khó khăn, may ra vẫn còn có thể cứu vãn tình thế. Bạn có thấy những vận động viên chuyên nghiệp hay đập tay nhau khi thi đấu đó không? Hãy nhớ rằng, không ai hoàn hảo. Và, dù sao đây cũng chỉ là trò chơi thôi mà. Giữ được sự vui vẻ sau khi trận đấu kết thúc, điều đó quan trọng hơn tất cả!
Sưu Tầm
Bài viết khác
Tại giải cầu lông Việt Nam mở rộng 2022, ông Dương Anh Huân – chuyên viên đan vợt của Yonex - đã cho biết về nghề đặc biệt này.
Indonesia đã giành Cúp Suhandinata lần thứ 2 với màn trình diễn áp đảo đáng ngạc nhiên trước ứng cử viên Trung Quốc trong trận chung kết Giải vô địch đồng đội hỗn hợp trẻ thế giới 2024.
Tính năng tạo trang cho phép bạn tạo 1 website riêng cho mình, có nhiều tính năng tương tự như fanpage, và bao gồm cả quản lý, bán sản phẩm, giống với 1 website bán hàng. Các doanh nghiệp, thương hiệu, hay các shop nhỏ, các lớp học cầu lông... đều có thể tạo một trang web riêng, hoàn toàn miễn phí, chuẩn SEO, và tiếp cận trực tiếp với cộng đồng người chơi thể thao, cầu lông.
Đội tuyển Việt Nam vừa giành hạng 17 chung cuộc tại Giải cầu lông vô địch đồng đội hỗn hợp trẻ thế giới BWF 2024 tranh Cúp Suhandinata.
Tại nội dung Đồng đội hỗn hợp, đội tuyển Việt Nam nằm ở bảng H gồm các đội Thái Lan, Mỹ, Philippines, Việt Nam, Bồ Đào Nha.
Lê Đức Phát vẫn đang là tay vợt nam số 1 cầu lông Việt Nam theo BXH của BWF.
Tay vợt nữ số 1 của Việt Nam sẽ tiếp tục chương trình thi đấu của mình ở châu Âu ngay trong tháng 10 tới đây.
Chắc chắn không có cách nào tốt hơn để kết thúc sự nghiệp của một vận động viên hơn là sau khi giành được huy chương vàng Olympic.
Victor China Open 2024 là giải đấu cầu lông quốc tế thuộc hệ thống Super 1000 chỉ đứng sau Olympic, giải vô địch thế giới và World Tour Finals. Sự kiện này diễn ra từ 17-22/9 tại Thường Châu với quỹ giải thưởng lên đến 2 triệu đô la Mỹ, cao nhất trong các giải Super, chỉ kém World Tour Finals. Victor China Open 2024 là giải đấu thứ 27 trong năm nay của World Tour.
Goh Soon Huat và Lai Shevon Jemie sẽ đối đầu với cặp đôi nam nữ số 3 thế giới Feng Yan Zhe/Huang Dong Ping trong trận chung kết vào Chủ Nhật.